Thursday, January 17, 2013

Kỹ thuật trồng cây cảnh ổn định trong chậu

Sau khi trồng cây cảnh ổn định trong chậu, trong quá trình phát triển của cây yêu cầu ta phải tưới nước và bón phân thường xuyên.
Tưới nước là khâu quan trong trong việc trồng cây cảnh nhằm cung cấp nước cho cây bị thiếu hụt do phạm vi trồng hay sống của cây hạn hẹp. Việc tưới nước cho cây cần phải chú ý đến nguồn nước tưới như thế nào, lượng nước tưới 1 lần bao nhiêu, số lần tưới và phương pháp tưới cho thích hợp.
 
 

Những điều naỳ tuỳ thuộc vào loại giống cây cảnh, yêu cầu trong giai đoạn sinh trưởng trong năm và điều chỉnh đặt để của cây cảnh như thế nào mà xác định cho thích hợp. Cần lưu ý tưới nước cũng là biện pháp hữu hiệu trong việc điều chỉnh sự sinh trưởng của cây trong nghề trồng cây cảnh mà cần phải xem xét tưới cho phù hợp với yêu cầu đặt ra.
Các chú ý khi tưới nước cho cây như sau:
* Kích thước của chậu, bồn trồng: Chậu hay bồn trồng càng nhỏ thì cần phải tưới nhiều lần
* Yêu cầu của cây: Các loại cây mọng nước kiểu sa mạc, sương rồng… không yêu cầu tưới nước cho cây như các cây khác. Các cây thuỷ sinh yêu cầu tưới nhiều và đất ẩm.
* Yêu cầu đạt ra hạn chế sinh trưởng của người trồng: Nếu muốn hạn chế sinh trưởng cảu cây, lá chỉ tưới nước đủ để duy trì sự sống cho cây cảnh.
* Nguồn nước tưới phải không có các chất độc, sạch mầm bệnh. Nước bẩn, mặn không dùng để tưới. Các nước mày và nước lấy ở sâu dưới đất như nước giếng khoang từ sâu cần phải để ngoài trời 1-2 ngày mới tưới cho cây.
Nói chung kỹ thuật tưới nước cho cây cảnh thường tiến hành như sau:
Sau khi đã chọn nguồn nước thích hợp và tính toán các yêu cầu đặt ra thì xác định lượng nước tưới thích hợp. Lượng nước tưới 1 lần này phải tối thiểu đủ để làm ẩm trong chậu đạt độ ẩm 60 sức giữ ẩm cảu đất để tránh sự co, dãn của đất khi tưới làm đứt rễ hoặc tổn thương rễ.
* Nên tưới 1 ngày 2 lần vào thời gian sáng 7-8h hoặc chiều từ 16-17h của ngày.
* Tưới phun bằng dụng cụ tạo hạt nước nhỏ và tưới nên cả bộ dán của cây sau đó mới tưới vào đất tưới đều đưa đi đưa lại không tưới vào 1 chỗ nhất định sau cho đất không đóng váng, nước tưới được ngấm ngay vào đất. Nếu trong các trường hợp khong có mặt thường xuyên hoặc vắng nhà lâu ngày người trồng có thể dùng phương pháp tưới thấm lợi dụng sức hút nước của đất trong chậu để cho cây có nước bằng cách tăng dùng một chậu đựng nước và đặt chậu cảnh vào trong chậu đó. Nước trong chậu đựng nước sẽ được đất trong châu trồng cây sẽ hút dần lên. Nên chú ý là mức nước ở trong chậu đựng nước chỉ nên bằng hoặc cao hơn 1 chút so với đáy trong của chậu trồng cây, nếu cao hơn đất trong chậu trồng cây sẽ hút nhiều và làm đất bị úng gây ngạt cho rễ cây.
Bón phân cho cây cảnh
 

Việc bón phân cho cây cảnh thường chỉ tiến hành bón cho những cây cảnh được trồng quá lâu với thời gian dài trong chậu hoặc bốn cảnh hoặc là tiến hành bón theo yêu cầu điều chỉnh sinh trưởng của người trồng trên luống đất của vườn nhà.
Có 2 phương pháp bón phân cho cây cảnh; Bón vào đất và bón thông qua tưới nước vào bộ lá cho cây. Phương pháp bón phân cùng với nước tưới được áp dụng nhiều đối với cây trồng trong chậu hay trong phạm vi hẹp. Với mục đích cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây sinh trưởng và phát triển trong quá trình trồng trong bồn, chậu hoặc trên luống đất nên các loại phân để bón thường dùng là các loại phân dễ tiêu, nhan phân giải và cây mau chóng sử dụng được. Việc bón như vậy được gọi là bón thúc khác với việc bón cơ bản là sử dụng các loại phân chậm phân giải, khó tiểu bón trước khi trồng hoặc khi thay đất và chậu cho cây.
Ngoài các yếu tố đa lượng người trồng cây còn phải chú ý bón các loại phân vi lượng cho cây. Thông thường các phân bón đa lượng được bón trực tiếp vào đất còn phân vi lượng bón cho cây thong qua việc tan vào nước phun hoặc tưới cho cây.
Liều lượng một lần bón cho cây trước hết phụ thuộc vào nhu cầu của cây, giai đoạn sinh trưởng, màu vụ bón, loại phân bón, khả năng hấp thụ phân bón của đất cũng như khối lượng đất hay kích thước của chậu hay bồn trồng. Tuỳ thuộc vào các yếu tố trên mà xác định lượng phân cho 1 lần bón thích hợp song lượng phân bón không nên vượt quá ngưỡng bón sau cho mỗi lần thêm 1kg đất trong chậu như sau:
Đối với đạm 1 kg đất không nên bón quá 10g đạm. Đối với phân lân là 2,5g lân nguyên chất và kali là 0,5g kali nguyên chất cho một lần bón. Tuỳ theo loại phân thương phẩm dùng để bón, hàm lượng nguyên chất và khối lượng đất trong chậu mà ta tính được giới hạn bón cho chậu hoặc bồn cảnh của mình.
Các cây cảnh thường được bón phân đạm, lân, kali theo tỷ lệ N:P:K=1:3:1 và kết hợp với phân vi lượng. Hiện nay phân vi lượng đã có 1 số cơ sở chế biến tạo thành túi nhỏ cho các cây trồng nông nghiệp nói chung, chúng ta có thể sử dụng laoij chế phẩm này cho cây cảnh.



Việc bón phân còn phải chú ý cả đến thời kỳ và thời gian bón cho cây cảnh nhất là các cây cảnh có hoa, quả. Đối với các cây cảnh có hao, quả htif việc bón chú ý không nên bón vào thời kỳ cây đang ra hoa kết quả mà nên bón trước thời kỳ này hoặc sau đó từ 15-20 ngày, thông thường thì người ta bón cho cây còn non, ít tuổi nhiều lần trong năm còn các cây lớn tuổi cao thì bón ít lần hơn.
Thời kỳ bón thích hợp cho cây cảnh là vào đầu mùa mưa hoặc gần cuối mùa mưa, hoặc vào vụ xuân và vụ thu hàng năm cho cây. Đối với các loại phân dễ tiêu cần bón trực tiếp vào đất thì trong cách thức bón người trồng phải xới đất.
Theo: allbeautifulplants

Tưới cây cảnh của bạn là đơn giản?

Hãy nghĩ rằng tưới cây cảnh của bạn là đơn giản?Tưới nước không đúng là việc nguyên nhân chính gây tử vong và gây bệnh cho Bonsai.
Tìm hiểu để tưới nước đúng cho cây của bạn là rất cần thiết cho người mới bắt đầu.
Bonsai, với gần như tất cả các loại cây trồng, đòi hỏi độ ẩm ở gốc rễ của họ để tồn tại.Nếu không có một nguồn liên tục của độ ẩm, cây không thể tiếp tục quá trình cuộc sống của mình, ban đầu làm mất lá, sau đó các chi nhánh và cuối cùng là toàn bộ cây có thể chết.

Không bao giờ nghi ngờ rằng cách nhanh nhất của giết chết một cây cảnh là cho phép các phần liên quan của cây khô hoàn toàn.Và người xưa có câu : nhất nước nhì phân tam cần tứ giống quả ko sai với việc nuôi trồng chăm sóc cây cảnh ? Việc tưới nước đúng cách và đủ đã đảm bảo cho bạn 50% sự thành công , bảo tồn cho cây của chính bạn .
Tưới cây cảnh của bạn đúng là một kỹ năng bản thân và không phải là đơn giản như người ta mong đợi khi lần đầu tiên bắt đầu Người ta thường nói ở Nhật Bản rằng họ phải mất 3 năm để học cách tưới nước một cách chính xác . đôi khi có thể mất ba năm khi nhận ra mình đam mê cây cảnh cho việc tưới nước thuần thục có cả sự trải nghiệm và quán sát cây .
Các tác động căn bản của nước lên cây
Cây dựa vào một dòng chảy liên tục của nước để sống và phát triển. Nước được hấp thụ từ các phân vào gốc rễ của một quá trình được gọi là thẩm thấu, nước sau đó được kéo lên cơ thể của cây và được giải phóng vào khí quyển thông qua các tán lá.Quá trình này cho phép cây phân phối chất dinh dưỡng quan trọng trong cấu trúc của nó.
Tuy nhiên, chúng ta không giữ được nguồn gốc của độ ẩm ở gốc rễ của nó, dòng chảy của nước này bị gián đoạn sẽ dẫn đến các cơ cấu cây một cách nhanh chóng sụp đổ và khô. Lá và chi râm là các khu vực bị ảnh hưởng đầu tiên, tiếp theo là chi nhánh. Cuối cùng thân cây và rễ tự sụp đổ và khô, Ứng dụng của nước tại thời điểm sau này thường quá muộn .
Như đã đề cập, các tác động của nước lên cây qua một quá trình tinh tế hơn nhiều và có thể mất một thời gian tương đối dài thời gian để phát hiện. -nước tạo ra một môi trường cho hệ thống gốc đó là thường xuyên ẩm ướt. Nhưng Rễ cần oxy để "thở" và sự hiện diện của nhiều nước cũng làm giảm khả năng hấp thụ phân bón của không khí. Điều này lại gây ra gây hại đến rễ con phát triển nghẹt thở và chết.

Điều này cũng dẫn tới Ảnh hưởng ngay lập tức cho cây là mất sinh lực các bộ phận của hệ thống rễ của nó không thể phát triển .Đáng lo ngại hơn, các rễ chết bắt đầu thối và vi khuẩn sinh ra và phát triển mạnh từ đây , lây lan khắp các hệ thống rễ .Tán lá trên cây sẽ bắt đầu vàng và thả , chi nhánh nhỏ hơn sẽ bị quắt lại và làm cho cây chết.

Bao lâu bạn nên tưới nước ?
Như đã được thảo luận, điều quan trọng để tránh những ảnh hưởng của nước- Vì vậy, làm thế nào để bạn tưới nước một cây cảnh chính xác?
Thứ nhất,cây khác nhau có yêu cầu nước khác nhau
Thứ hai không bao giờ nước để thường xuyên ngâm cây
Thứ ba Thời gian chính xác để nước là khi cm trên cùng của bề mặt đã bắt đầu khô. Với quan sát thường xuyên của các cây của bạn trên cơ sở hàng ngày, bạn sẽ có thể áp dụng nước khi nó thực sự là cần thiết. Cho phép phần bề mặt để khô một chút sẽ đảm bảo rằng cây ko úng nước , thối rễ
Thứ tư không có lý do để tưới cây của bạn trong thời gian buổi tối; cố gắng làm cho thời gian tưới nước chính của bạn vào buổi sáng để cây cảnh của bạn cũng như việc tưới nước trước sức nóng của ngày
Thứ năm cây cần được kiểm tra thường xuyên (ít nhất trên một cơ sở hàng ngày), vì vậy nước được yêu cầu cho cây qua quan sát và sau đó ta có thể được tưới nước khi cây thực sự cần nó. Điều này có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ môi trường xung quanh, sức sống thực vật, kích thước nồi và liệu nó có mưa hay không.....

Cách cho hoa giấy lâu tàn và ra hoa quanh năm

Hiện nay trên đất nước ta hoa giấy đang được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Từ trong các công viên đến các nơi công sở, từ các vườn sân cảnh gia đình đến các nơi khuôn viên, nhà hàng khách sạn, phòng tiếp khách… đâu đâu cũng có những bồn hoa giấy xinh xắn, sắc mầu rực rỡ.
Vào những năm 90, ngày đầu mới chơi cây cảnh do chưa biết chăm sóc nên các bồn hoa giấy trong vườn cảnh của tôi hàng năm chỉ ra hoa từ 1 – 2 lần, hoa chóng tàn, sắc mầu không đẹp. Rút kinh nghiệm, mấy năm gần đây cứ vào cuối tháng giêng âm lịch, sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn tôi tiến hành cắt tỉa, sửa lại tán cành cho đẹp rồi trồng lại bằng đất, phân mới. Chăm sóc cho cây sống ổn định rồi vặt bỏ toàn bộ lá cũ. Khi chồi mới bắt đầu nảy, dừng chăm sóc, để cho bầu đất khô, chồi ở tất cả các tán cành mọc ra bị chùn lại, tức nảy hoa đồng loạt. Khi hoa đã nở đều trên tất cả các tán cành, tôi tiến hành tưới nước thường xuyên cho hoa tươi lâu, giữ mầu bền đẹp.
 
Khi đợt hoa thứ nhất tàn lại tiếp tục cắt tỉa, tạo tán lại cho cây và chăm sóc bằng cách tưới nước phân NPK pha loãng bồi dưỡng cho cây hồi sức rồi bỏ khô không tưới nước vài ngày cho lá héo rũ, sau đó lại tiếp tục tưới nước, nhưng chỉ tưới ít một, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sống. Làm như vậy chỉ sau 1 – 2 tuần cây lại tiếp tục vừa nảy lộc vừa ra hoa. Tiếp tục tưới nước thường xuyên cho cây để giữ cho hoa luôn có sắc mầu tươi đẹp, lâu tàn.
*Vào cuối tháng giêng sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn ,dùng kéo cắt tỉa ,sửa lại cành nhánh ,rồi đánh ra khỏi chậu ,rũ 2/3 đất ,cắt bỏ những rễ già khô ,cho đất mới vào trộn với phân chuồng và NPK với tỷ lệ :10phần đất-3 phần phân chuồng _1 phần NPK.Sau khi trồng xong ,tưới đẫm nước ,chăm sóc cây ổn định ,sang tháng ba cây ra hoa rực rỡ.
*Để cây có màu xanh đậm lâu tàn ,tôi ngâm phân NPK với lân theo tỉ lệ :3 NPK_1 lân pha loãng,cứ năm ngày tưới 1 lần ,làm như vậy giữ được hoa ,lá trên cành cây đến 2 tháng


*Sau khi biểu hiện hoa sắp tàn ,lấy NPK bón sâu quanh gốc rồi tưới nước ,giữ độ ẩm thường xuyên ,dùng kéo cắt hoa đã tàn,vặt bỏ cành lá già trên cây ,cành rườm rà ,chỉnh lại cây .Làm vậy chỉ 10-20 ngày sau cây lại ra hoa trở lại.Ông còn nói áp dụng hoa ngâu ,hoa mai vàng tứ quý đều hiệu quả nhà tôi chỉ có hoa giấy áp dụng theo cách ông rất hiệu quả ,vậy nhà bạn nào có hoa ngâu về áp dụng nếu có kết quả tốt nhớ nhắn tôi biết nhé

(sưu tầm)

Kỹ thuật sang chậu cho cây cảnh

Sang chậu là một công việc cần thiết đối với người làm và chơi cây cảnh. Nếu cây không được thay chậu lâu dần sẽ quá khổ, không đủ dưỡng chất và dẫn đến chậm phát triển. Sang chậu sai kỹ thuật cũng làm cho cây ốm, chết cành, không hút được dưỡng chất.
Sang chậu nhằm các mục đích:

- Cung cấp và bổ sung cho cây nguồn dinh dưỡng kịp thời. Bởi vì, cây cảnh trồng trong chậu lâu năm, đất cứng, rễ cây ăn ra bám vào một lớp dầy xung quanh thành chậu. Mùa hè nắng chiếu vào thành chậu đốt nóng rễ phía trong, cây lại hết đất nên lụi tàn rồi chất dần.



- Sang chậu để nhân giống. Đối với một số loại cây (cau cảnh, trúc cảnh, vạn tuế…) ta có thể tách cây con trực tiếp từ cây mẹ.

- Sửa bộ rễ, cắt bỏ rễ thối, rễ thừa, uốn nắn cho bộ rễ đẹp, nâng bộ rễ nổi lên.

- Thay đổi chậu, bể đang trồng sang một chậu, bể khác cho phù hợp với cây, làm tăng giá trị nghệ thuật của cây.

- Thay đổi dáng thế cây cho ngoạn mục hơn dáng thế cũ.

- Xử lý thoát nước ở những chậu, bể tắc nước.

Các bước thay chậu cho cây cảnh:

Để cây ra khỏi chậu:

Tránh đào bới và tuyệt đối không được tóm gốc nhổ lên. Làm như vậy cây bị đứt rễ và chết. Nếu đất trong chậu xốp, ta đặt chậu xuống nền đất mềm, hai tay cầm chặt miệng chậu nâng nghiêng chậu về phía trước, đẩy đi giật lại nhanh nhiều lần, cứ thế xoay các phía chậu mà lay. Toàn bộ vùng đất sẽ tách rời khỏi thành chậu, ta chỉ việc đổ cây ra, bầu cây còn nguyên vẹn. Nếu cây to, một người bê chậu đổ, một người đỡ cây.


Nếu đất quá chặt, ta lấy một que sắt đầu đánh dẹt chọc xung quanh thành chậu xuống tận đáy. Sau đó thao tác như trên. Ngoài ra có thể dùng que tầy đầu đẩy toàn bộ vầng rễ qua lỗ thoát nước ở đáy chậu. Nếu vẫn chưa được, ta tưới nước cho ngấm thật đậm toàn bộ bầu cây hoặc dùng biện pháp cuối cùng là ngâm chìm chậu vào nước đợi cho nước ngấm đủ nhũn đất trong chậu, ta đưa chậu cây ra, để ráo nước rồi lay như đã nói ở trên, nhất định sẽ nhổ được cây ra dễ dàng.

Gặp chậu phình hông, miệng chậu nhỏ hơn dưới, cây trồng lại để lâu năm không thay chậu, áp dụng các biện pháp trên không thể được, với những cây rễ sống thì dùng dao xắn một rạch thẳng xuống tận đáy chậu và vòng theo miệng chậu rồi đổ ra, với cây quý hoặc cây rất khó tính mà chậu không đáng giá thì nên đập chậu lấy cây.

Riêng địa lan không cho phép xọc, đào bới, xén vầng rễ mà chỉ được tưới đẫm nước cho rễ bong khỏi chậu rồi nhẹ nhàng lắc chậu đổ lan ra. Rễ lan to nhưng rất dòn, phải làm thật cẩn thận kẻo bị gãy.






Xử lý bầu rễ:

Dùng dao bài sắc cắt xén xung quanh và dưới đáy bầu rễ. Các bầu rễ được cắt gọn, không dập nát thì rễ mới tái sinh nhanh. Cây trên mặt đất bao giờ cũng phản ánh đúng tình trạng bộ rễ chìm dưới đất. Tại các đầu rễ bị cắt, sẽ phun ra nhiều chùm rễ mới lại được ăn đất mới, nên cây phát triển mạnh. Hạn chế việc dùng que nhọn hoặc cào để xả bới đất vì như vậy rễ có thể bị dập nát nhiều nên bị thối và cây có thể chết. Cắt xén bầu rễ phải đồng thời thực hiện 3 mục đích khác nữa: đảm bảo sang chậu sẽ có ít nhất 1/2 là đất mới, khuôn khổ bầu rễ sau khi xén thích hợp với chậu, bể mới và cây vào chậu mới sẽ đúng vời dáng thế cần sửa.

Nếu dưới đáy gốc cây có phần gỗ thừa dài quá, đấy là dấu tích của đầu đoạn cành chiết cắt quá dài. Cây không thể trồng được vào khay, bể. Vì vậy, ta dùng cưa sắc nhẹ nhàng cắt bỏ đi.

Trồng lại cây vào chậu:

Chọn chậu, bể có màu sắc, hình thể kích cỡ phù hợp với cây. Lỗ thoát nước ở đáy chậu phải to. Nếu chậu có nhiều lỗ thoát nước càng tốt. Chuẩn bị sẵn sàng đất đúng chủng loại. Đất dùng để sang chậu nhất thiết phải khô hoàn toàn. Nếu đất đã được phơi, lại để nơi bán âm bán dương (ngoài lán, hiên) hàng năm rồi càng tốt.

Việc trồng cây vào chậu rất cần có kiến thức. Đầu tiên là xử lý lỗ thoát nước. Những cây dễ tính, đọng nước đôi chút không chết thì chỉ cần đặt một mảnh sành chờm rộng lên lỗ là được. Nên chọn mảnh sành khi úp vào lỗ có độ kênh.

Những cây yêu cầu phải thoát nước nhanh, bầu thật thông thoáng như địa lan, trà, đỗ quyên, v.v… thì phải kê cao mảnh sành lên một chút. Sau đó đặt một lớp xỉ than rắn chắc dưới đáy chậu, tiếp theo xếp lớp đất cục, rồi phủ lớp đất tơi, cuối cùng mới đặt cây vào. Xung quanh bầu rễ phải cho toàn đất màu. Trên mặt chậu cũng xếp một lớp đất cục to để chống nước sói, lèn rễ và gây đóng váng mặt chậu. Thông thường các cây khác không cần cầu kỳ quá như vậy, chỉ cần lưu ý là xung quanh bầu rễ bao giờ cũng phải cho đất màu, giàu chất dinh dưỡng là được.

Quan trọng là vị trí của gốc cây trong chậu, cần đặt chính giữa hay lệch về bên nào. Độ cao thấp của gốc đúng tầm, để tránh cây không quá sâu dẫn đến cây khó thở. Độ nghiêng của cây phụ thuộc vào dáng thế của cây đó. Muốn vậy, ta đặt cây, chèn tạm đất rồi ngắm 4 mặt, ngắm gần và ngắm từ xa để điều chỉnh. Bao giờ cây ở đúng vị trí đẹp nhất mới lấp đất. Tra đất vào xung quanh bầu từ từ, từng lớp. Dùng que đầu tù xọc, rồi lắc chậu, tiếp theo là tưới nước kiểu mưa rào cho đất len vào mọi ngóc ngách của rễ, không còn một lỗ hổng nào mới được. Những cây như trà, đỗ quyên, địa lan thoải mái xếp những cục đất to cao trên mặt chậu. Các cây khác không được vào đất đầy khít miệng chậu, vì như vậy khi tưới nước sẽ chẩy tuột đi hết ngay. Ít nhất ta cũng phải để rãnh chạy vòng theo miệng chậu để giữ được nước tưới.

Nếu trời nắng cần che hoặc để cây nơi bóng mát khoảng mươi ngày.

PV (tổng hợp)

Kỹ thuật tạo hình và chăm sóc bon sai

Những điều cần tránh: Những cành tăng trưỡng quá lớn không làm đẹp cho yếu tố thiết kế, hãy cắt bỏ chúng đi. Tránh để những cành mọc đâm ngang và lan từ cùng một chỗ trên thân, hay mọc đối diện với cành khác ở cùng một độ cao trên thân.


Đặc điểm: Các loại cây cảnh như thiên tuế, cau, trúc đùi gà, trúc Nhật, Thiết mộc lan, tùng, Trắc bách diệp... rất cần được bón phân thường xuyên để duy trì thế cây và tán cây được cân đối



Nguyên tắc tạo hình:

- Tạo cân đối: Một cây thiết kế đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Có ba nhân tố chính cần lưu tâm:
+ Rễ cây ăn lan: Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh. Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn.
+ Thân cây: Nét đặc trưng quan trọng nhất của thân cây là có ngọn đẹp (gốc to, ngọn nhỏ). Sự dày dặn ở dưới sẽ làm tăng vẻ trưởng thành, nhưng cây mọc thẳng tắp cũng sẽ làm hỏng sự hài hòa trong kiểu dáng. Phải tìm loại vỏ cây có cấu tạo và màu sắc phù hợp với đường nét, kèm theo tuổi tác, vẻ dày dạn phong sương cũng là điều hấp dẫn của cây cảnh.
+ Cành cây: Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây kẽm. Hãy ngắm kỹ sự sắp đặt của cành mọc lên và lan ra quanh cây như một cầu thang xoắn ốc, hình dung sự hài hòa cân đối quanh thân cây. Cành khỏe mạnh đầu tiên nằm ngang phải là hàng thứ ba tính từ dưới lên trên. Mỗi cành phải thon dần từ thân và hẹp dần ở ngọn.
Ngoài ra cần chú ý đến sự cân đối giữa cây và chậu về tất cả những đặc điểm tạo dáng và vị trí của cây trong chậu.

Những điều cần tránh: Những cành tăng trưỡng quá lớn không làm đẹp cho yếu tố thiết kế, hãy cắt bỏ chúng đi. Tránh để những cành mọc đâm ngang và lan từ cùng một chỗ trên thân, hay mọc đối diện với cành khác ở cùng một độ cao trên thân.



* Tạo hình bằng dây kẽm:
Với kỹ thuật này có thể tạo cây cảnh bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành.
Uốn kẽm loại cây xanh quanh năm ở thời điểm nào cũng được (nhưng với các loại như tùng bách thì thời điểm tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân).
Nên uốn cây rụng lá theo mùa vào cuối xuân (trước khi cây đâm chồi) hay cuối thu (trước khi ngủ đông). Thực tế, chúng ta nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.

Cách quấn kẽm:
+ Quấn thân cây: Cắt một sợi dây có chiều dài gấp 3 lần nhánh hay thân cần quấn. Có thể quấn dây lượn quanh thân một góc 45o, đó là cách quấn hiệu quả nhất. Cách quấn: Cắm một đầu kẽm xuống đất, đầu tiên quấn quanh gốc cây, sau đó quấn lên thân cây. Nếu muốn quấn thêm một lần nữa, bạn nên quấn sát với sợi dây trước và nhất thiết không quấn chồng lên nhau.
+ Quấn nhánh: Bắt đầu quấn từ dưới. Đồng thời quấn dây xen kẽ theo chiều dài của nhánh đến khi làm xong nguyên cây (trở lại quấn trên những cành non thật tỉ mỉ). Hoặc chúng ta quấn cùng một lúc cả nhánh chính và nhánh phụ trước khi quấn tiếp. Sử dụng dây mảnh hơn cho bề dày của nhánh thon. Thông thường, hãy quấn hai nhánh cùng một lúc với cùng một sợi dây quấn, quấn quanh để tạo thế dựa thân. Ở những nơi có nhánh đơn, thì nên quấn liên kết với nhánh khác, buộc chặc đầu dây bằng cách gài nó dưới vài vòng đầu tiên.
+ Bao lâu thì gỡ dây quấn? Điều này còn tùy thuộc độ dày của thân, cành, loại cây, chất lượng và tuổi cây. Nên thường xuyên kiểm tra dây quấn để đảm bảo dây quấn để đảm bảo dây không hằn vào vỏ khi cây phát triển. Tháo dây quấn trong khoảng ba đến sáu tháng với những cây rụng lá theo mùa, sáu đến mười hai tháng với cây xanh quanh năm. Phải cẩn thận khi chọn cỡ dây phù hợp với độ lớn và sự phát triển của cây. Nên thay đổi cỡ dây quấn theo độ dày của thân nhánh thì cỡ dây phải nhỏ dần, cỡ dây tương ứng bằng 1/6 đến 1/3 đường kính của cành hoặc thân chọn quấn. Để tháo dây quấn, tốt hơn hết bạn nên cắt dây thành những đoạn nhỏ, nhằm giảm bớt sự rủi ro, hư hại cho cây.



Sang chậu và thay đất:
Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì Bonsai có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng bệnh hoạn, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây.
Theo thời tiết nước ta thì nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ.
Dùng dao cùn xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra hay trước đó một buổi ta tưới nước cho đất thật nhão, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được.
Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Nên dùng loại kềm bén để hớt bớt rễ, vết cắt cần cho ngọt, không được giập nát. Bộ rễ sau khi xử lý xong phải được gọn gàng.
Đây cũng là dịp tốt để ta cắt tỉa những cành, nhánh mọc không đúng cách, hoặc sửa đổi chúng.



Bón phân:
Bón phân định kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:
- 20-30 gam Compomix
- 5-10 gam NPK 20-10-10
Nếu trồng cây trong chậu thì cứ 3-4 tháng thay đất một lần bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất củ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu.
Phun phân bón lá Đầu Trâu:
- Thời kỳ cây đang lớn hoặc sau cắt tỉa: Pha 1-2gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Thời kỳ sau khi chuyển chậu hoặc cắt tỉa: Pha1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Phun dưỡng cây định kỳ bằng cách pha 1-2gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
Q.Tiền
theo "Kỹ thuật trồng và uốn tỉa Bonsai" của Việt Chương và KS. Nguyễn Việt Thái

Chăm sóc cây sanh

Lá xanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê. Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính.
Sanh có tên khoa học là Ficus indica L. thuộc họ Morace
Đặc điểm hình thái cấu tạo:
Là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15-20m, có khả năng phân cành cao và trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Ngoài rễ dưới đất, sanh còn hình thành rễ ở trên bề mặt đất từ cành lớn hoặc thân. Rễ này thường gọi là rễ khi sinh hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm và có hai loại phân biệt ở khả năng ăn dài xuống đất hình thành rễ cọc cho cây . Cành dẻo dễ uốn.

Lá xanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê. Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của Sanh là nhân bằng con đường vô tính từ các cành, rễ.


    * Nguồn gốc, nhu cầu sinh thái:

Sanh có mặt ở các vùng nhiệt đới ẩm và hiện nay thường gặp hầu hết các vùng của đất nước Việt Nam. Chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều ) và hình thành các trồi lá mạnh vào mùa mưa. Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài. Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân và trên thân thường xuất hiên các điểm lồi trắng. Sanh cũng được trồng ở những vùng đông lạnh.

Sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho sinh trưởng của cây. Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.

* Kỹ thuật nhân giống:

Sanh là loại cây rất có thể nhân giống và có thể nhân theo phương thức hữu tính (từ hạt ) và phương thức vô tính ( từ cành râm, cành triết).

*Kỹ thuật trồng: Cây con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt và kích thước nhất định để nhanh tạo được giáng, thế yêu cầu. Đất trồng nên chọn các đất tốt, giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng, không nên trồng trên đất sét, gan gà vì như vậy cây sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất sấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân truồng làm đất trước khi trồng.

Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như : cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn đặc biệt là tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển cuả cây và làm cho thân cây chóng to

Thiết kế vườn theo phong cách Nhật Bản

Phong cách thiết kế khu vườn Nhật Bản có rất nhiều loại, nhưng chủ yếu nhất vẫn là 3 phong cách truyền thống: Karesansui, Chaniwa và Tsukiyama. 
 
Với người Nhật, khu vườn không chỉ dùng để tô điểm cho căn nhà đâu. Làm vườn được họ coi là một nghệ thuật cao quý cần được lưu giữ vào bảo tồn. Và khu vườn chính là tuyệt tác của những nghệ nhân làm vườn.

Thiết kế sân vườn Nhật Bản dựa trên ba nguyên tắc sau: tỉ lệ thu nhỏ, chủ nghĩa tượng trưng và cảnh quan. Cảnh đồi núi, sông được thu nhỏ lại bằng việc sử dụng đá, cát và sỏi.






Sân vườn được thu lại theo một tỉ lệ nhỏ đại diện cho quang cảnh và những địa điểm nổi tiếng trong một không gian nhỏ và đẹp. Cảnh đồi núi và sông được thu nhỏ lại bằng cách dùng đá, cát và sỏi.

Chủ nghĩa tượng trưng được sử dụng hầu hết trong mỗi sân vườn Nhật Bản. Cát hay sỏi được cào tạo ra dáng những con sông, một khối đá và đá cuội có thể biểu tượng cho những hòn đảo nhỏ.

 




Vay mượn cảnh quan nghĩa là sử dụng thu nhỏ một cảnh quan và cây trồng đã tồn tại để bổ sung cho vườn. Thiết kế vườn làm theo cách này cũng có nghĩa là một phong cảnh hiện hữu sẽ là phần của thiết kế chung.

Một khu vườn Nhật cơ bản thường bao gồm các yếu tố: hồ nước, đá, cây và những thực vật nhỏ hơn. Theo những nghệ nhân làm vườn, khu vườn là sự mô tả thiên nhiên một cách chính xác nhất và cũng thể hiện được lòng kính trọng của con người đối với tự nhiên.

Thậm chí nhìn vào khu vườn Nhật, bạn còn có thể thấy được cả 4 mùa trong đó. Phong cách thiết kế khu vườn Nhật Bản có rất nhiều loại, nhưng chủ yếu nhất vẫn là 3 phong cách truyền thống: Karesansui, Chaniwa và Tsukiyama.

 

Mọi thứ từ cây cối cho đến những đồ vật đặt trong khu vườn đều có xu hướng thiên về tâm linh, một thứ tâm tưởng thuộc về nơi linh thiêng, cao quý.

Nhìn vào khu vườn truyền thống của Nhật, chúng ta sẽ thấy một không gian yên ắng, thanh bình đến trống trải. Nhưng điều đó không khiến người ta cảm thấy nhàm chán, ngược lại càng khiến chúng ta tò mò hơn, và sẽ ngắm nhìn khu vườn lâu hơn, kỹ hơn, để rồi tìm ra được sự cầu kỳ và tinh tế trong thiết kế của khu vườn, đồng thời khám phá ra chính bản thân và tâm hồn mình.

 
Theo dothi

Cây xanh cho nhà chung cư

Bố trí một vài chậu cảnh trong nhà chung cư có thể giúp không gian thoáng đãng và thân thiện hơn.
 Khi thiết kế nhà phố, gia chủ thường dành một khoảng lùi nhất định để làm sân vườn xanh mát cho ngôi nhà. Tuy nhiên, đối với nhà chung cư, chuyện thiếu cây xanh đã trở nên rất phổ biến bởi không có khoảng lùi. Việc tìm vị trí thích hợp để bố trí cây xanh sao cho đẹp và hài hòa là điều không đơn giản.

Thông thường, ban công chung cư rộng chừng 3 m. Với diện tích eo hẹp như vậy, gia đình có thể sắp xếp một góc dùng để phơi đồ, góc còn lại bố trí một chậu cảnh nhỏ. Trên lan can có thể trang trí bằng dàn chậu hoa nhỏ nhưng đa dạng về chủng loại để tạo sự sinh động qua màu sắc của hoa như lan, cúc, đồng tiền, tóc tiên, hoa dừa cạn.
Phòng khách chung cư liên thông với bếp ăn nên bố trí cây cảnh có phần hạn chế. Nếu đặt quá gần bếp thì cây sẽ bị ám dầu mỡ và khói thức ăn, sức nóng của bếp nên dễ héo hoặc chết. Vì vậy nếu là chậu cảnh lớn nên đặt gần bàn tiếp khách hoặc trong góc phòng. Nếu là chậu hoa nhỏ thì đặt ở vị trí cửa sổ, là nơi đầy đủ ánh sáng giúp cây phát triển tốt. Bạn cũng nên thêm màu sắc thiên nhiên vào căn hộ bằng cách bố trí một lọ hoa trên bàn khách hoặc bàn ăn.

Phòng ngủ cũng là nơi bố trí cây xanh thích hợp nhưng với điều kiện phòng thoáng đãng và có cửa sổ rộng. Nhà vệ sinh thì chỉ nên bố trí một bình hoa nhỏ tạo cảm giác tươi tắn, thoải mái. Cây trồng trong nhà rất đa dạng nhưng bạn cũng cần phải lưu ý để chọn cây sao cho phù hợp với không gian và sở thích của gia đình. Ban công là nơi có đầy đủ điều kiện thuận lợi cho cây phát triển nên có thể tùy ý lựa chọn dựa trên diện tích của từng ban công. Có thể chọn hoa ti gôn, lan, cúc, đồng tiền, tóc tiên, hoa dừa cạn.
Trong phòng khách thì chú ý chọn những loại cây chịu ẩm tốt, không ưa ánh nắng bởi đơn giản cây ở trong nhà rất khó có cơ hội hấp thụ ánh sáng mặt trời. Một vài loại cây thích hợp để trang trí và có lợi cho sức khỏe như huyết dụ, phong lan, thông cảnh, cây ráy thơm đỏ, cây nhện, cây rắn, hoa huệ tây, cây cọ cảnh, cây hoa cúc.
Phòng ngủ nên tránh trồng các loại cây có mùi thơm quá nồng vì sẽ làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bạn. Cây phong lan là lựa chọn sáng suốt bởi có khả năng hút chất độc trong phòng, cây ngũ da bì có tác dụng đuổi muỗi…
KTS Nguyễn Sỹ Triệu
Công ty CP ADkientruc

Nhà đẹp từ cổng

Cổng nhà là không gian chuyển tiếp, tạo khoảng đệm giữa bên ngoài với sân vườn nhà. Thiết kế cổng đặc biệt quan trọng vì làm tăng vẻ đẹp và sự thống nhất cho toàn bộ ngôi nhà.
Trong tổng thể công trình, cổng luôn đứng ở vị trí quan trọng, kết nối chặt chẽ về mặt thị giác với công trình.
Cổng đẹp cho nhà thêm xinh
Xu hướng lựa chọn kiểu dáng cho cổng hiện nay thiên về các hình thức đơn giản, từ chi tiết đến tổng thể bằng cách lược bớt các yếu tố không cần thiết. Ngoài cách trang trí cho cổng bằng các họa tiết, bạn nên sử dụng các loại cây phù hợp có thể leo quanh cổng hoặc trồng tại chân tường gần cổng để làm “mềm” không gian hơn.
Ngăn cách kết nối tự nhiên giữa cổng và ngôi nhà đặc biệt tạo hiệu quả vào ban đêm khi bạn khéo léo bố trí thêm các loại đèn hắt giấu nguồn sáng trong các bụi cây để ánh sáng phản chiếu một phần cổng, tạo ra một số hiệu ứng ánh sáng hiệu quả cao với thị giác.
Với những căn biệt thự có sân vườn rộng, bạn nên chọn loại cổng thưa nhưng vẫn đảm bảo an toàn thường làm bằng thép và sơn màu dịu mát như xanh, xanh ghi vì những màu này hài hòa với cây cảnh bên trong vườn.
Với những ngôi nhà có sân vườn nhỏ, do diện tích hẹp thường hạn chế về tầm nhìn nên sử dụng loại cổng thưa có các nan không quá to. Với những ngôi nhà và khu vườn xây theo kiểu hoang dã, gần gũi với thiên nhiên - thường ở vùng ngoại ô, có khoảng không gian rất rộng, không đặt nặng vấn đề an ninh, thường cổng chỉ làm rất đơn giản, có khi chỉ có ý nghĩa ước định về ranh giới khu đất.
Những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách châu Âu, cổ điển, gia chủ thường thiết kế cổng nhà theo một phong cách riêng, thường là cổng sắt với nhiều họa tiết hoa văn, tổng thể có bố cục rõ ràng và sơn màu tối.
Những cánh cổng gỗ truyền thống
Được sử dụng khá nhiều vì gỗ là loại vật liệu dễ thi công, gần gũi với con người, kiểu dáng đa dạng với các chi tiết to bản do đặc thù của gỗ. Kiểu cổng này thích hợp với những khu vườn và ngôi nhà có thiết kế đơn giản, thiên về tự nhiên. Vẻ đẹp mộc mạc của gỗ sẽ làm tăng thêm sự bình yên cho khu vườn.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại vật liệu này là hay bị mối mọt, cong vênh hoặc nứt dọc theo các thớ gỗ. Do đó khi thiết kế, mua gỗ, bạn nên chọn các loại gỗ có độ bền cao, chống lại sự xâm nhập của mối mọt như đinh, sến, táu hoặc gỗ hương. Có thể kết hợp thêm loại vật liệu thép để tăng thêm độ cứng và tính kiên cố cho cổng.
Xu hướng làm cổng gỗ ngày càng phổ biến và thiên về các hình thức nhẹ nhàng. Không đặt nhiệm vụ chống xâm nhập lên hàng đầu mà cổng được thiết kế mềm mại tạo sự thân thiện, hòa với thiên nhiên càng tôn lên vẻ đẹp của công trình cũng như sự cởi mở, thân thiện của chủ nhà.
Cổng vườn bằng sắt
Hiện nay chất liệu sắt thường được sử dụng nhiều để làm cổng vì có độ bền khá cao, dễ thi công, tạo ra sự đa dạng về kiểu dáng và thường là các loại cổng thoáng.
Công nghệ uốn và đúc thép hiện nay có thể tạo ra rất nhiều chi tiết mỹ thuật theo đúng ý đồ thiết kế của kiến trúc sư, tạo nên nét duyên dáng, kiểu cách sang trọng cho mỗi khu vườn.
Tuy nhiên, cổng sắt dễ bị gỉ sét, làm giảm tuổi thọ của cửa. Bạn có thể khắc phục bằng cách chọn loại thép mới, khi thi công cần xử lý kỹ các mối hàn, làm sạch, chống gỉ sau đó mới sơn màu. Cần định kỳ sơn lại vài năm một lần.
Những cánh cổng “xanh”
Đây là cách làm rất thú vị tạo nên nét duyên dáng và mềm mại cho cổng nhà. Những chiếc cổng kiểu này thường được làm bằng các hàng rào cây và được xén tỉa gọn, đẹp, thân thiện với môi trường, nhưng cũng khá công phu trong việc chăm sóc và mang yếu tố trang trí, phân cách nhiều hơn là an toàn.
Bạn có thể kết hợp hệ khung thép với các dây leo bám và rũ trên cổng vừa đảm bảo an ninh, vừa tạo dáng vẻ mềm mại cho cổng, hay bạn cũng có thể cuốn và uốn những dây leo thành vòm cho cổng rồi thiết kế thêm một chiếc cổng sắt nhỏ với họa tiết nhẹ nhàng cũng tạo được vẻ thân thiện và duyên dáng cho lối vào vườn.
KTS Lê Đức Dũng

Đèn Sân Vườn

Đèn trong vườn không chỉ nhằm mục đích chiếu sáng, mà còn làm nhiệm vụ trang trí, giúp sân, vườn cây lung linh hơn trong đêm.

 Những bộ sưu tập thiết kế đèn vườn dưới đây sẽ giúp bạn có được một lựa chọn tốt nhất cho thiết kế của mình.


Ánh sáng soi rọi đường đi
Ở những vị trí không có đèn đường, ánh sáng của đèn vườn rất quan trọng, nhằm giúp con người phân biệt rõ giao thông trong đêm tối. Ánh sáng đặt dọc đường đi và ở các bậc thang nhằm mục đích chỉ rõ lối đi an toàn tránh được những chướng ngại vật.
Để tránh tai nạn xảy ra ngoài vườn vào buổi tối, nên đặt thêm những bóng đèn vào những chỗ không đủ sáng.
Quy tắc chung của việc chiếu sáng vườn chủ yếu là ở sự giản dị bằng cách chỉ tập trung chiếu sáng ở một nơi đặc biêt nào đó để tạo ra môi trường yên tĩnh.



Ánh sáng làm tăng tính thẩm mỹ

Cũng là mảnh vườn đó, chiếc đèn đó nhưng làm sao để thể hiện được chúng mới là điều quan trọng. Những chiếc đèn hộp kiểu dáng khác lạ được che bằng kính màu có hoa văn, những cây nến thơm mùi dầu sả được đặt rải rác trong những chiếc ly thuỷ tinh cao.
Ánh sáng phát ra từ các khóm cây hay những ngọn đèn dùng để trang trí là những chi tiết huyền diệu, không chỉ giúp cho khu vườn trở nên diễm lệ mỗi khi chiều xuống mà còn có tác dụng kích hoạt năng lượng, tạo ra một khung cảnh vui mắt và có hồn.
Cây được chiếu sáng từ dưới, đặc biệt là những cây đang nở hoa và những cây có các nhánh tạo hình kỳ lạ có thể tạo ra những cảnh đặc sắc.



Khi đặt đèn có công suất thấp lẫn vào cây, mặt đất bên dưới sẽ hiện ra những hình ảnh lung linh huyền ảo trông thật đẹp mắt. Muốn tạo cảm giác ngày hội, bạn chỉ việc treo các đèn nhỏ li ti lên thân cây, không gian của khu vườn trông sẽ khác.

 
Đèn chiếu sáng trong khu vườn tốt nhất nên đặt ở vị trí dưới tầm mắt để không làm loá mắt và tránh tạo ra những bóng ảo khiến ta khó nhận định rõ trong đêm tối.
Khi sử dụng đèn vườn, chúng ta nên chủ tâm tạo ra những khoảng sáng có chủ định hơn là chiếu sáng toàn bộ khu vườn.
An toàn là yếu tố được quan tâm hàng đầu khi sử dụng đèn vườn. Không nên để đèn chiếu sáng trực tiếp xuống hồ nước, tuy ánh sáng của nó toả ra xung quanh có thể tạo cho bạn sự ngạc nhiên, thích thú nhưng lại rất nguy hiểm.
Tốt nhất nên đặt đèn ở trong các lùm cây, dưới khóm hoa hoặc dọc theo lối đi.



Uốn cây theo chủng lọai và thời điểm

Trong chúng ta – những người đã biết chơi cây, biết uốn cây – có lẽ ai cũng đã từng cầm những sợi dây nhôm để uốn sửa những cây bonsai cuả mình được theo như tiêu chuẩn họăc theo như ý riêng của mình. 
Tuy nhiên một số người do chưa để ý kĩ lắm về sinh lí riêng của từng lọai cây nên không hiểu vì sao sau khi uốn cây lại gặp các trường hợp chi chết bỏ cành, hay thậm chí chết nguyên cây.Để tránh các trường hợp như vậy chúng ta phải để ý đến đặc điểm từng lọai cây để có cách thức uốn và thời điểm uốn cho thích hợp.Bài này sẽ nói về cách thức uốn dây cho một số chủng loại hay gặp và thời điểm uốn để giúp các bạn tránh làm chết chi, hay chết cây đồng thời đạt được kết quả tốt nhất để có được 1 tác phẩm như ý :Về thời điểm nói chung là chọn lúc nào cây chuẩn bị bước vào thời kì phát triển mạnh thì uốn là thời điểm tốt nhất bình thường là mùa hè và mùa xuân. Và TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC LẶT LÁ UỐN CHI KHI LÁ CÒN NON.Còn về chủng lọai Tổng hợp có thể chia ra làm 2 lọai cây để chọn cách thức uốn:
- Đối với lọai cây xanh quanh năm thì quấn dây vào thời điểm nào cũng được (nhưng với các loại như tùng thì thời điểm tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân) . 
- Đối với loại cây rụng lá theo mùa thì vào cuối xuân (trước khi cây đâm chồi) hay cuối thu (trước khi ngủ đông).Nói riêng về một số chủng lọai có một số cần chú ý sau:
- Các lọai tùng hay lọai lá kim, lá dài như Vạn niên tùng, dương, thanh liễu, ngọa tùng, duyên tùng, thông … thì không được lặt lá hoặc thay chậu trước khi uốn.
- Các lọai cây xanh quanh năm hoặc xanh với thời gian dài như sanh si, kim quýt khi lặt lá để uốn nên chú ý : không lặt hết mà phải chừa lá lại hoặc cắt nửa lá già nếu cây còn non, hoặc phải lặt hết tòan bộ lá đối với cây già.
- Mai chiếu thủy: cũng phân làm 2 lọai: oLoại xanh quanh năm như Thanh mai, kim thanh mai, lá tứ, kim lá tứ, đuôi chồn…không nên lặt lá khi uốno Lọai rụng lá theo mùa như lọai lá kim: thì khi thấy lá vàng khỏang 20% thì phải lặt tòan bộ, nếu không cây sẽ ttự động bỏ chi, hay yếu dần, sau khi lặt có thể uốn ngay.o Riêng lọai lá trung và lá lớn uốn khi đã lặt hết lá già.
- Sam núi: Uốn khi chi còn xanh hoặc hơi sẫm màu.
- Các lọai cây da mỏng như Khế, Sơri, Bông giấy…không nên lặt lá khi uốn, Phải uốn cong từ từ trong 1 thời gian, không nên uốn ngay, khi uốn tránh làm da bị “vỡ nước” sẽ gây bỏ cành
- Linh sam, hoặc các lọai cây dễ bị trả lại vị trí cũ sau khi tháo dây: Để tránh trường hợp uốn không bị trả lại, khi uốn phải chú ý vừa uốn vừa xoắn vặn, tại các điểm cong khi uốn chú ý uốn quá điểm cong mình mong muốn cho đến khi nghe phần gỗ bên trong hơi “chuyển mình” 1 chút rồi uốn lại điểm mình định làm.